Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng, nhẹ thì chảy máu cam, chảy máu chân răng, nặng thì nôn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, rồi xuất huyết dưới da… nặng nữa, thì bị 1 biến chứng gọi là sốc: trẻ trở nên lừ đừ, không tỉnh, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu… và có thể dẫn đến tử vong. Tuy bệnh nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa đợc.
Chúng ta đều biết, bệnh sốt xuất huyết là do một loại siêu vi từ muỗi vằn truyền vào cơ thể bé. Loại muỗi vằn này thường trú ngụ trong các ngóc ngách, góc tường, gầm giường, tủ quần áo… những nơi tối tăm, ẩm thấp.
Do đó, phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cho cả gia đình. Mỗi nhà phải diệt muổi, phòng chống muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh tích trữ đồ dưới gầm giường, gầm tủ, bàn… Nhiều nhà vẫn còn thói quen giữ nước trong các chum, các thùng đựng nước, cần phải đậy kín nắp và ngăn ngừa các loại bọ gậy sinh sôi trong nước. Đặc biệt ở trẻ em, khi bé ngủ, nên đắp chăn mềm, mắc màn (mùng) để phòng tránh muỗi đốt cho bé.
Nếu mẹ bé theo dõi thấy trẻ tuy sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn chơi, mẹ cho bé dùng thuốc hạ sốt tại nhà. Nhưng cần theo dõi cẩn thận: nếu sau 2 ngày, trẻ vẫn sốt thì dù sao cũng phải cho trẻ đi BS khám bệnh ngay, đề phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh đờng hô hấp
Mùa này là điều kiện thuận lợi của các virus, vi khuẩn gây bệnh trên đờng hô hấp phát triển mạnh, làm cho nhiều trẻ bị ho, viêm họng, viêm mũi, ho có đờm, thở khò khè… Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đờng hô hấp. Nguyên nhân là do các vi khuẩn này đã “đột nhập” vào mũi, vào họng của bé qua đờng hô hấp, rồi xuống phế quản, xuống phổi. Do đó, nếu bé không đợc điều trị kịp thời để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh này, thì trẻ sẽ rơi vào nguy hiểm hơn khi bộ máy hô hấp của bé không còn sức kháng cự bệnh.
Bệnh trên đờng hô hấp là bệnh dễ lây lan nhất, vì chỉ một người nhiễm bệnh dù là nhẹ nhất chỉ cần ho, hắt hơi, khạc đờm… là cũng đã tống các vi khuẩn trong cơ thể mình ra ngoài không khí, và có thể dễ dàng xâm nhập vào người khác qua đờng thở. Nhất là trẻ em, sức đề kháng còn non yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện là đối tượng dễ “hít” phải không khí đã nhiễm khuẩn này.
Phòng bệnh viêm đờng hô hấp cho trẻ em, xin các mẹ lưu ý không nên cho trẻ đi đầu trần dưới trời mưa, không để trẻ bị nhiễm lạnh do gió, hay do mồ hôi nhiều, không để trẻ thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm nước lạnh cho bé và không cho bé lại gần các trẻ bị ho khác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, là lứa tuổi dễ nhiễm bệnh nhất, đối với các cơn ho trẻ em, các mẹ cần phải trị dứt ho cho bé kịp thời. Tránh để bé ho lâu ngày, dẫn đến biến chứng thành suy hô hấp gây khó thở, môi tím xanh… sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Bệnh đờng tiêu hóa
Chúng ta nghe nhắc nhiều đến các vi khuẩn Ecoli, Shigella, Salmonella… là những thủ phạm gây nên bệnh trên đờng tiêu hóa như: bệnh tiêu chảy, kiết lị, rối loạn tiêu hóa…
Một số những lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc con hàng ngày:
· Tiêu chảy: Triệu chứng là đi tiểu trên 4 lần trong ngày, phân ra nước. Do đó, nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là gây ra cho trẻ một tình trạng mất nước và mất một số chất điện giải là những chất rất cần thiết cho cơ thể, đã bị đào thải ra theo nước.
· Kiết lị: Là tình trạng đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân ít hoặc không ra phân đợc, lại có kèm theo máu, dịch nhày. Trẻ bị kiết lị thường sẽ ôm bụng đau suốt, mót rặn, vật vã khiến cho cơ thể suy kiệt nhanh.
Tại sao các siêu vi, vi khuẩn gây bệnh đờng tiêu hóa lại phát triển trong mùa mưa?
Như đã đề cập qua, mùa mưa là mùa phát triển của muỗi nhặng, chính chúng đã mang các siêu vi, vi khuẩn nói trên mang theo nhiều tác nhân gây bệnh gieo rắc khắp nơi. Mặt khác, mùa mưa thường hay xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa hè nóng nực, một số trẻ nhỏ không tự ý thức hoặc cha mẹ không để ý giữ vệ sinh cho trẻ khi cho bé ăn, uống. Bởi vậy, các bà mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh ăn uống cho bé thật tốt, chỉ cho bé ăn chín uống sôi. Các thực phẩm cần lựa chọn đồ tươi, đợc bảo quản cần thận, tránh ôi thiu, và không để ruồi nhặng hay côn trùng nào đậu vào. Các đồ ăn, uống khi chế biến cho bé cần tuyệt đối nấu chín, hạn chế cho bé ăn đồ bán sẵn ngoài đờng, vỉa hè.
Đối với trẻ lớn, cần tập cho bé thói quen rửa sạch tay bằng xà bông diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, trước khi ăn uống; còn đối với trẻ nhỏ, mẹ và người lớn trong nhà cũng không nên bỏ qua việc làm đơn giản nhưng rất cần thiết này. Nếu trẻ mắc một trong những dấu hiệu trên hoặc những dấu hiệu khác từ đờng tiêu hóa của bé, cha mẹ cần cho bé đi khám bác sỹ ngay để điều trị kịp thời. Mùa mưa, mùa của bệnh tật, ngoài các bệnh nêu trên, còn không ít các bệnh khác phát sinh trong mùa này. Các mẹ nên hết sức lưu ý tới trẻ để có những biện pháp phòng bệnh cũng như chữa trị kịp thời nhất cho bé.